Top 5 cuốn truyện hay nuôi dưỡng tâm hồn

Trong vài chục cuốn sách mới về Tổ bộ “Truyện hay nuôi dưỡng tâm hồn” là bộ mình mê nhất, đặc biệt là 5 cuốn: Hươu cao cổ bị cận thị, Chim cánh cụt không hoàn hảo, Rái cá nhỏ sợ ở một mình, Quả trứng không muốn nở và Sói con tốt bụng. Thông điệp chung mà mình nhìn thấy ở các cuốn sách này là: “không phải lúc nào hậu quả cũng là cách xử lí hiệu quả và duy nhất, hãy kiên nhẫn và bao dung với trẻ”.

 

Mình k thích những cuốn sách theo mô típ trẻ có hành vi k đúng nào đó sẽ phải nhận hậu quả, sau đó sẽ bỏ thói quen xấu. Thực tế không dễ dàng và đơn thuần như thế đâu, chắc chắn trẻ sẽ cần phải nhắc nhở nhiều lần nữa. Và có nhiều cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn chứ k chỉ là doạ nạt và hậu quả. Chưa kể những hành vi k đúng đó chưa chắc đã có hại. Mình thích những cuốn sách đưa ra những góc nhìn hài hước về thói xấu đó để trẻ tự rút ra bài học như mấy cuốn sách này.

 

Ví dụ, chú gà con luôn sợ hãi, nhút nhát, đã nở rồi nhưng vẫn kiên quyết chui vào vỏ trứng trốn tránh. Thay vì thúc giục hay để chú thấy hậu quả, thì cuốn sách này để chú thấy thế giới ngoài kia thật hấp dẫn. Chú say sưa nghịch nước cùng bác vịt, lộp bộp cùng chú ếch, nhún nhảy cùng bạn chuột đến độ cái vỏ rơi ra lúc nào chẳng hay. Và chú nhận ra thế giới bên ngoài thật thú vị. Nhưng chú cũng có lúc sợ hãi, chú nhớ đến vỏ trứng của mình. Lúc ấy mẹ và các anh chị đã chỉ cho chú 1 chốn ẩn náu rất ấm áp và an toàn, chính là trong lòng mẹ.

 

Hay trong cuốn sách “Rái cá nhỏ sợ ở một mình”, chú rái cá cũng không dám buông tay mẹ 1 giây phút nào, khiến mẹ chú cũng có lúc phải thở dài và thấy mệt mỏi. Nhưng mẹ vẫn kiên nhẫn chờ đến lúc chú thấy 1 hạt ngọc trai xinh đẹp đến nỗi mê say quên cả nỗi sợ, giơ cả 2 tay lên để nhìn ngắm và buông tay mẹ ra lúc nào không hay. Cả nhà đã cổ vũ, khen ngợi chú, chú đã tự tin chơi đùa thật vui nhưng đến tối vẫn nắm tay bố mẹ để ngủ.

 

Còn trong cuốn “Hươu cao cổ bị cận thị” chú hươu cao cổ bị cận thị nhưng nhất quyết k chịu đeo kính, chú bảo thế thì ngớ ngẩn lắm. Khi bị đụng u đầu, chú đội mũ bảo hiểm. Bị ngã vào gai, chú quyết từ nay buộc gối vào mông. Ngã xuống nước, chú đi đâu cũng ôm phao. Ngã xuống hố, chú sẽ kè kè cái thang bên mình. Các bạn chú thấy chú thật ngớ ngẩn và quyết định rằng chỉ khi nhìn thấy mình ngớ ngẩn thế nào chú mới thay đổi nên lặng lẽ đeo cho chú 1 cái kính. Ái chà, lúc thấy mình dưới bóng nước, nhờ có kính, chú mới thấy mình thật là ngớ ngẩn với lỉnh kỉnh thang, phao, mũ, gối trên người. Và từ đó, chú quyết định đeo kính.

 

Qua 3 câu chuyện đó, bạn có thể thấy, kết thúc vẫn là tốt đẹp nhưng chẳng cần tí hậu quả nặng nề hay răn dạy nào cả, chỉ bằng khuyến khích và hài hước, các bạn nhỏ đã bớt sợ hãi, chịu thay đổi. Và cách này sẽ vui vẻ và hiệu quả hơn đúng không?

Bài viết liên quan

Định kiến giới ở trẻ

“Con trai mà nhát cáy, khóc cái gì!” “Con gái mà nghịch hơn con trai.” “Thôi mình con trai mình nhường con gái!” “Con trai

Về Tổ Líu Lo

Tổ Líu Lo là kênh thông tin về sách và đọc sách cho trẻ.

Những review và chia sẻ của chúng mình hi vọng sẽ hữu ích để bố mẹ có thể tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhất, gợi ý  đọc sách hiệu quả và vui vẻ nhất để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho bé.

Theo dõi Tổ

Nhận những bài viết mới nhất của Tổ gửi qua email hàng tuần

Chia sẻ bài viết này

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest