Review sách: Mẹ ơi, mẹ thấy thế nào ạ?

Bạn Vẹt và bạn Thóc đều có khoảng thời gian dài ở nhà với mẹ. Dù có những lúc khá stress thì mình thấy ở nhà vài năm với con vẫn ổn. Đến hôm nay mình nhận ra một bí kíp của mình là tạo một không gian an toàn để con có thể tự do khám phá.

Việc tạo không gian an toàn này bao gồm di chuyển mọi thứ có thể nguy hiểm, vỡ, bỏng, hóc, mắc kẹt…. ra khỏi khu vực con có thể chạm tới. Bên cạnh đó cũng cần để những thùng đồ chơi phân theo loại (không trộn lẫn lung tung) cộng 1 thùng sách luôn trong tầm với của con, để con có thể tự chơi, tự khám phá an toàn, chỉ cần trong tầm mắt chứ mẹ không phải kè kè bên cạnh.

Tạo không gian an toàn cũng đảm bảo lỡ mẹ có bận rộn, lơ là một tí thì có tai nạn xảy ra thì hậu quả sẽ không nghiêm trọng. Bởi lẽ chúng ta không thể đảm bảo 100% thời gian mình sẽ để mắt đến con hoàn toàn không sơ suất được.

Mình chợt nhận ra điều này sau khi đi tìm hiểu vài trường mầm non xung quanh. Ở một trường mình thấy có gương (loại có thể vỡ) cộng thêm vài chai thủy tinh ở tầng 1 – không gian chung của cả trường. Đó là khu vực mà trẻ sẽ đến vào đầu buổi sáng, chơi buổi chiều lúc chờ đến đón, bao gồm cả các em nhỏ từ 6 tháng. Khi mình hỏi về vấn đề an toàn với cái gương và những chai thủy tinh đó thì cô quản lý bảo các cô giáo sẽ quan sát các bạn nhỏ nên cái gương và mấy cái chai để đó đã 4 năm rồi.

Mình nghĩ việc các cô quản lý các con để giữ nguyên vẹn được cái bàn và 4 cái chai đó là chuyện hoàn toàn có thể nhưng các cô sẽ phải mệt hơn rất nhiều. Mình tưởng tượng là có bạn tiến lại gần khu vực đó, cô giáo sẽ phải đi theo để đảm bảo an toàn cho những chiếc chai và cái bàn đó. Với tỉ lệ 1 giáo viên – 4 học sinh với lớp bé từ 6 tháng thì cũng sẽ có trường hợp có bạn cần đi vệ sinh, cần chăm sóc đặc biệt, giáo viên lỡ bận rộn lơ là, một bạn ném cái chai thủy tinh ấy xuống sàn, mình không thể tưởng tượng nổi hậu quả.

Mình cũng từng thấy hiện tượng những bát, lọ thủy tinh, gốm sứ ở không gian chung của nhiều trường, là nơi mà các bạn nhỏ sẽ tập hợp đón trả đầu giờ, là nơi các bố mẹ đưa con đến tham quan trường. Những chai lọ đó vẫn nguyên vẹn chứng tỏ các cô và bố mẹ rất sát sao đến con nhưng cũng chứng tỏ bố mẹ và cô sẽ phải rất mệt.
Mình nghĩ phương án đơn giản hơn để các bạn nhỏ vẫn có thể trải nghiệm mà các cô đỡ vất vả hơn là có thể di chuyển những món đồ đó lên từng lớp lớn. Vì ở trong không gian từng lớp học các cô sẽ hướng dẫn được các con về các quy tắc an toàn và dù sao trong các giờ hoạt động ở lớp sẽ quy củ hơn là ở không gian mở, vận động như ở khu chung tầng 1. Và các bạn nhỏ dưới 3 tuổi sẽ rất khó để hiểu và nhớ hết các quy tắc an toàn.

Nguyên tắc tạo không gian an toàn này cũng được mình áp dụng triệt để khi đi du lịch. Vừa vào phòng nghỉ ngay lập tức mình sẽ cất hết những thứ có thể vỡ ngoài tầm với của con, “vô hiệu” những chỗ có thể leo treo hoặc lót chăn gối ở dưới…. Chính vì vậy mình thường khá stress khi đưa con đi chơi ở nhà người khác vì mình sẽ không thể tạo một không gian an toàn nên sẽ phải theo con từng bước để kiểm soát.
Trong ảnh là một cuốn sách mình cực kì cực kì thích, bố mẹ nên đọc nó sẽ thấy nghẹn ngào đấy.

Bài viết liên quan

Định kiến giới ở trẻ

“Con trai mà nhát cáy, khóc cái gì!” “Con gái mà nghịch hơn con trai.” “Thôi mình con trai mình nhường con gái!” “Con trai

Về Tổ Líu Lo

Tổ Líu Lo là kênh thông tin về sách và đọc sách cho trẻ.

Những review và chia sẻ của chúng mình hi vọng sẽ hữu ích để bố mẹ có thể tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhất, gợi ý  đọc sách hiệu quả và vui vẻ nhất để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho bé.

Theo dõi Tổ

Nhận những bài viết mới nhất của Tổ gửi qua email hàng tuần

Chia sẻ bài viết này

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest