Khi mình mở cuốn sách này ra, nhìn các bức tranh vẽ cảm giác thật thân thương, từ cái bàn thờ, khung cảnh làng quê…. Dù tác giả là người nước ngoài nhưng lại sống ở Việt Nam lâu năm và câu chuyện mang đậm dấu ấn văn hoá Việt Nam nên vừa lạ vừa quen.
Về câu chuyện trong sách, đó là một câu chuyện tròn trịa về nội dung, về một cô bé mất 1 chiếc dép khi ngủ trên xe máy (nghe quen thuộc ghê) và quyết tâm tìm lại. Cái hành trình li kì đó có những chi tiết thật hài hước mà sâu sắc như lúc cô bé viết thông báo tìm dép dán ở cửa hàng tạp hoá đầu làng, lúc bạn Long tặng cô bé chiếc dép con chó còn lại của cậu bé, lúc chú Khôi cho cô bé 20 nghìn để mua dép mới khiến cô bé làu bàu “chú đâu hiểu gì về dép lợn con”, cô bé không cần đôi dép tổ ong mà tất cả mọi người đều đi nên cho tờ 20 nghìn đó lên bàn thờ :)) À cuối cùng thì cô bé tìm lại được chiếc dép thất lạc cho cả mình và Long sau khi gặp “cô Tiên dép rớt”, mình thấy cô Tiên này có vẻ như là các bác đồng nát chuyên thu gom dép rớt vậy 🙂
Dù cách hành xử của cô bé có vẻ gì đó rất “Tây” nhưng mình k thấy xa lạ chút nào mà cảm thấy cái chất Việt thêm chút Tây khiến nó có vẻ tuyệt vời hơn, giống như mình vẫn giữ chất Việt nhưng học tập những cái hay ho của thế giới để hoàn thiện hơn vậy. Thế nên cuốn sách này vừa lạ, vừa quen là thế đấy 🙂