Review sách: Kỷ luật tích cực

Cốt lõi của kỉ luật là gì?

Hôm thứ 7, con mình có một vấn đề khá nghiêm trọng về hành vi. Lúc mình nhận được tin là tầm 10h sáng, con đang ở trường nên mình sau những phút tức giận đã có thể bình tĩnh suy nghĩ nên xử lí thế nào.

Việc đầu tiên là mình nhớ đến cuốn sách Kỷ luật tích cực với 3 ý chính quan trọng nhất:

 

1. Khi có một vấn đề, đó là một cơ hội để bố mẹ xử lí và đồng hành cùng con lúc vấn đề còn nhẹ nhàng và hậu quả chưa lớn, lúc con còn ở bên bố mẹ và bố mẹ tạo được ảnh hưởng lên con. Hãy cảm ơn những cơ hội này vì nếu con gặp vấn đề khi rời vòng tay bố mẹ thì hậu quả sẽ lớn hơn nhiều và bố mẹ ít có thể tác động hơn. Hãy cho phép con sai và học hỏi khi bố mẹ còn ở bên.

 

2. Mục đích của bố mẹ khi kỷ luật con là gì: là vì yêu thương con, mong con có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng trẻ con thường k hiểu điều đó khi bị kỷ luật, chúng thấy là bố mẹ khó tính, khắt khe, cố tình trừng phạt chúng nặng nề vì những thứ nhỏ nhặt.

 

3. Kỷ luật tích cực là khi nó đạt được 2 điều: trẻ hiểu hành vi của mình vì sao lại chưa hợp lý và làm thế nào để sửa đổi (và cần kiên trì lặp lại vì trẻ có thể quên). Phạt, đánh, mắng trẻ chỉ là cách để bố mẹ giải toả cơn tức giận chứ k có hiệu quả trên.

 

Thế nên hôm qua, mình đã có một cuộc nói chuyện gần 2 tiếng đồng hồ với con. Khi thấy mẹ quá nghiêm trọng, bạn đề nghị hay mẹ phạt con ngủ ở phòng con mãi mãi, mình đã nói là mẹ k muốn phạt con, vì phạt k làm con hiểu con sai ở đâu và nên sửa đổi thế nào. Mẹ đã cho con nhiều cơ hội và mẹ đã cố hết sức nhưng mẹ vẫn thất bại, mẹ thật sự k biết phải làm thế nào. Mẹ yêu con, mẹ muốn con sống hạnh phúc, được mọi người yêu thương, giúp đỡ, nhất là khi mẹ k thể ở bên con. Nhưng việc con đã làm có thể làm mọi người k muốn ở bên con và giúp đỡ con, nên mẹ rất buồn và lo lắng.

 

Tóm lại là cứ nói đi nói lại như thế thôi, mình chỉ nói cảm xúc và suy nghĩ của mình, hậu quả hành động của con. Con có thể k cảm thấy hối hận về hành vi của mình nhưng con cần hiểu vì sao nó sai và lần sau nên làm thế nào. Mình k hề nói là con hư, con xấu tính…, mình chỉ nói đến hậu quả hành vi và cảm nhận của người khác.

Cuối cùng con rất sợ, con khóc và nói là con sai rồi, con sẽ đối xử chân thành và tử tế với mọi người. Có thể con nói thế vì sợ mình nhưng mình tin là con cũng hiểu một phần. Khi ba con hỏi lại về vấn đề con với mẹ đã giải quyết xong chưa, con bảo xong rồi và không muốn nhắc lại chuyện đó, không muốn phải nói chuyện nghiêm trọng với mẹ nữa.

Mỗi lần nhớ đến cuốn sách này, mình luôn nhớ đến với tất cả sự biết ơn. Bởi vì dù trước đó mình viết bao nhiêu bài viết nghìn like về kỷ luật tích cực, mình thấy thật hối hận vì đã k hiểu cốt lõi của nó, chỉ là những mẹo, giải quyết bề mặt nên khi gặp vấn đề, hầu hết chúng ta sẽ hoang mang. Nhưng nhờ những cối lõi của cuốn sách đó, giống như có la bàn, mình không hoang mang nữa, mình bình tĩnh lại, đi theo la bàn thôi.

 

Sách có trên thư viện các bố mẹ nhé!

Bài viết liên quan

Định kiến giới ở trẻ

“Con trai mà nhát cáy, khóc cái gì!” “Con gái mà nghịch hơn con trai.” “Thôi mình con trai mình nhường con gái!” “Con trai

Về Tổ Líu Lo

Tổ Líu Lo là kênh thông tin về sách và đọc sách cho trẻ.

Những review và chia sẻ của chúng mình hi vọng sẽ hữu ích để bố mẹ có thể tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhất, gợi ý  đọc sách hiệu quả và vui vẻ nhất để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho bé.

Theo dõi Tổ

Nhận những bài viết mới nhất của Tổ gửi qua email hàng tuần

Chia sẻ bài viết này

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest