Giáo viên có thể dạy dỗ, huấn luyện viên có thể huấn luyện nhưng chỉ có bố mẹ mới có thể là nơi trú ẩn an toàn cho con. Đó là ưu tiên hàng đầu khi nuôi dạy con.
Có áp lực tích cực và áp lực tiêu cực. Áp lực tích cực khiến trẻ phát triển và tăng cường khả năng ứng phó với stress để đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời trong khi áp lực tiêu cực huỷ hoại chúng. Áp lực tích cực là áp lực trong thời gian ngắn, trẻ được hỗ trợ và có quyền được dừng lại, từ bỏ bất kì lúc nào nếu chúng thấy quá sức.
(Sách “Nuôi dạy đứa trẻ tự chủ”)
Ưu tiên của não bộ k phải là học tập mà là an toàn. Khi chúng ta cho não bộ của con đủ an toàn, nó có thể làm thêm vài việc khác, như học tập.
( Sách “Luật trí não dành cho trẻ”)
Công thức của tự sát là:
Cảm giác mình là gánh nặng + Cảm giác không vó nơi thuộc về = Ý tưởng tự sát.
Ngưỡng chịu đau về thể chất và tinh thần ở mỗi người là khác nhau.
( Sách “Đại dương đen”)
Nơi trú ẩn an toàn, có nơi thuộc về, được yêu thương, chúng ta vẫn nghĩ đó là điều đương nhiên. Chúng ta làm việc quần quật, phải chịu đựng vô số khó khăn, stress chẳng phải để kiếm tiền nuôi con sao? Chúng ta dạy dỗ, nhắc nhở nó phải gọn gàng, phải nhanh lên, phải học đi… chẳng phải vì yêu nó, muốn nó thành công, hạnh phúc sao? Lũ trẻ đương nhiên phải hiểu chứ?
Nhưng có lẽ đứt gãy và nhầm lẫn ở đâu đó, khiến những đứa trẻ cảm thấy nhà k còn là nơi trú ẩn an toàn, không phải là nơi chúng thuộc về, không phải là nơi chúng được yêu thương, chấp nhận cho dù có bừa bộn, chậm chạp, lười biếng, không học giỏi, yếu đuối hay mệt mỏi muốn bỏ cuộc…
Chưa bao giờ mình hoang mang về nuôi dạy con, về con đường phải đi, như giờ phút này. Một nơi trú ẩn an toàn thật quá khó để con hiểu và cảm nhận được.