Lần đầu tiên mình thực sự bị chấn động bởi bạo lực học đường là khi đọc cuốn “Marion- Mãi mãi tuổi 13”. Lúc ấy mình đã nghĩ làm thế nào để các bố mẹ phải ngay lập tức mua cuốn sách ấy, hiểu bạo lực học đường phổ biến và hậu quả nặng nề thế nào. Cuốn sách ấy đã hết hàng và mình thực sự tiếc khi chưa có bản nào trong nhà.
Mình bắt đầu tìm và quan tâm đến sách cho con về chủ đề bạo lực học đường khi con vào lớp 1. Ở tuổi dưới 6, mình nghĩ bạo lực rất ít liên quan đến có ý định và nhằm mục đích sâu xa gì, thường chỉ là cách bộc phát cơn tức giận của trẻ. Nhưng bạo lực với trẻ trên 6 có thể có dàn dựng, có chuẩn bị và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Một vài cuốn sách mình đã đọc cho con về bạo lực:
1. Những bí mật trẻ em cần biết – Bạo lực
Cuốn sách này của tác giả Pháp, viết và vẽ rất hài hước nhưng lồng ghép thông tin khoa học và thông điệp rất nhân văn, là cuốn sách mình cực kì, cực kì ưng ý.
2. Thắc mắc nhỏ, ngỏ cùng em – Chiến tranh và hoà bình
Chiến tranh là hình thái của bạo lực và hậu quả của nó thật khủng khiếp. Đây là một cuốn sách không hài hước mà thuần tuý nội dung nhưng k quá khô khan cho trẻ.
3. Ngàn dặm sỏi đá
Cuốn sách này có phần tranh minh hoạ là ảnh chụp sắp xếp đá về cuộc sống của 1 gia đình phải rời bỏ quê hương đi tị nạn ở đất nước khác do chiến tranh. Phần lời như 1 bài thơ, thấm đẫm yêu thương, nhân văn, tình người và những niềm hi vọng lạc quan vào tương lai tươi sáng. Mỗi lần đọc cuốn này mình đều rất xúc động và cực kì biết ơn.
4. Hoà bình là gì?
Hoà bình đơn giản lắm, là được ấm êm trong vòng tay mẹ, được chơi với bạn bè, được sống ở nơi mình đang sống… Cuốn sách màu tươi sáng này sẽ giúp trẻ hiểu 1 khái niệm đơn giản nhưng là mơ ước của nhân loại: hoà bình.
5. Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh
Sách tập hợp các bức tranh vẽ về thân phận trẻ em trong thời chiến, đau xót và đáng thương.
6. Cây bút nhiệm màu của Malala
Cuốn truyện này kể về cuộc đời của Malala, 1 cô bé Syria sống trong nội chiến tan hoang, nơi trẻ em gái bị cấm đi học, em đã từng bị ám sát nhưng may mắn sống sót. Câu chuyện của Malala là 1 câu chuyện truyền cảm hứng và tác động rất mạnh đến mình, về những hậu quả của chiến tranh và bạo lực.
7. Gấu mèo Chester và Kẻ bắt nạt to xác xấu xa
Nằm trong bộ Nụ hôn trên bàn tay, thông điệp của cuốn sách này là những kẻ bắt nạt là những kẻ cô đơn, muốn có sự chú ý và rất đáng thương. Dù mình thấy câu chuyện có hơi khiên cưỡng 1 tẹo nhưng các bạn nhỏ với suy nghĩ đơn giản hơn có thể sẽ thấy hợp lí với hành động chào đón kẻ bắt nạt của Chester.
8. Bạo lực học đường, chuyện chưa kể: Tớ đáng sợ thế nào
Cuốn sách này viết theo dạng Nhật ký tự sự của 1 kẻ bắt nạt về lí do tại sao lại đi bắt nạt, nghĩ gid khi đi bắt nạt kẻ khác… Sách tiếp cận khá mới mẻ, hay ho, phong cách để hiểu và không sợ, bao dung hơn với kẻ bắt nạt.
9. Cùng con đối mặt với nạn bắt nạt
Thực sự mình k thích cách tiếp cận và xây dựng của cuốn sách này cho lắm, kiểu đưa ra tình huống rồi phân tích nhưng sẽ là một cách để bố mẹ có thể trò chuyện với con.
10. Trẻ em thời chiến
Cuốn sách này là ảnh ghi lại cuộc sống của trẻ rm trong chiến tranh Việt Nam, có khó khăn, vất vả, thiệt thòi, có niềm vui, sự lạc quan và ý chí. Đọc cuốn sách này để các bạn nhỏ thấy hoà bình thật sự đáng trân trọng biết bao.
11. Ngầu – Kì cục – Can đảm
Bộ 3 sách từ 3 góc nhìn của kẻ bắt nạt, kẻ bị bắt nạt và người chứng kiến. Không sáo điều khuyên can, cuốn sách này thực sự phân tích đúng tâm lý của cả 3 nhân vật và từ đó hướng đến các hành xử phù hợp.