Chuẩn bị cho bạn lớn có em như thế nào?

Bài viết này mình viết trên Facebook cá nhân nhưng mình nghĩ ở Ecopark thiên nhiên hữu tình nên chắc nhiều nhà “vỡ kế hoạch” có thêm em bé như nhà mình nên share vào đây mời các bố mẹ đang/ sắp có thêm nhân khẩu tham khảo nha <3

 

Chuẩn bị cho bạn lớn có em như thế nào?

 

Từ ngày biết có em bé, Vẹt là người háo hức nhất. Đơn giản là trước đó sang nhà một chị bạn chơi, chị bảo có con gái sướng lắm, giờ nó có thể giúp mình nấu nướng, rửa bát, phơi quần áo… Vẹt hóng thôi mà nhớ lắm nên tưởng tượng em bé là em gái, vừa ra đời làm hết việc cho mình :)) Bạn còn muốn có em để “có người chơi dự phòng khi các bạn khác bận”. Túm lại là tự bạn háo hức và mong chờ có em, còn mình chuẩn bị tâm lý cho bạn như sau:

 

1. Đọc sách về chủ đề có em

 

Cuốn buồn cười nhất là cuốn “Các cậu có muốn có em không?” kể về một cậu bé sau khi có em thì như vô hình trong mắt bố mẹ, ông bà… nên định cho em đi, còn vẽ cả áp phích dán bảng tin của trường tặng em. Vì em mới sinh quá “xấu” và k biết làm gì nên k bạn nào nhận. Thấy ti vi cá voi biểu diễn ôm bóng, cậu nảy ra trò dạy em ôm bóng để dễ cho. Ai dè chơi với em vui quá, em thích anh quá mà anh cũng yêu em quá nên sau đó cậu k cho em nữa mà cho mọi người chơi cùng em thôi.

 

Một cuốn khác mình cũng thích là cuốn”Chiếc túi đầy ắp những nụ hôn” trong bộ “Nụ hôn trên bàn tay”. Cuốn sách rất đúng tâm lý của các bạn nhỏ khi Chester lo lắng mẹ cho em nụ hôn trên bàn tay của mình hay mẹ sẽ hết mất nụ hôn nếu cho cả 2 anh em. Cách gấu mèo mẹ thấu hiểu cảm xúc của con và xoa dịu cậu với một chút “thiên vị” cũng khiến mình cực kì khâm phục.

 

Một cuốn sách thơ là cuốn Nơi nhà xinh bụng mẹ cũng đáng yêu lắm, thơ ngọt ngào thế này:

“Nhà ấm áp biết mấy

Dù chẳng có giường xinh

Em tớ ngủ một mình

Trong bồn to ngập nước”

Ngoài ra có nhiều cuốn khác về việc hình thành em bé như thế nào: Willy đi đâu rồi?, Em bé (trong bộ Bách khoa thư Larousse cho bé), Các em bé từ đâu đến? (Cuốn có chú chim cánh cụt Pipkin của Đinh Tị, hoặc cuốn lật giở của Nhã Nam đều hay), Chờ mẹ sinh em, Những bí mật trẻ em cần biết cuốn về Sự sống, Bạn đến từ đâu của ADC (nhà xuất bản Giáo dục)… để giải thích cho bé em bé hình thành thế nào.

PS: Toàn bộ các sách này đều có ở thư viện Tổ Líu Lo nha các bố mẹ.

2. Cho bé đi siêu âm cùng

K phải phòng khám nào cũng cho bé đi vào siêu âm cùng mẹ, nhất là mấy phòng khám nổi tiếng còn phải xếp hàng đặt lịch. Mình lúc đầu định theo siêu âm ở bác sĩ Danh Cường, sau đó biết bên Ecoclinic bác sĩ Sơn siêu âm siêu kĩ, siêu cẩn thận, vừa siêu âm vừa giải thích đang siêu âm bộ phận nào, thế là bình thường hay bất thường… nên mình theo luôn. Đặc biệt bác sĩ Sơn cho Vẹt vào ngồi xem cùng, thi thoảng còn hỏi bạn nên bạn thích lắm. Mình nghĩ nếu mẹ nào cẩn thận thì chọn 1 phòng khám nổi tiếng để siêu âm mốc 12, 22, 32 còn lại siêu âm 1 phòng khám dễ chịu để bé được đi theo và cảm nhận sẽ là trải nghiệm rất tuyệt. Vẹt nhớ mọi điều bác sĩ nói về em luôn.

Ngoài ra, Vẹt cũng thường được sờ bụng mẹ cảm nhận em đạp, bạn còn thích ôm vỗ vỗ bụng mẹ như mẹ vỗ mông cho bạn ngủ, bạn vỗ mông cho em ngủ, nói chuyện với em… Mình thường giả vờ là Thóc, truyền lời đến Vẹt là em yêu anh lắm, muốn ra đời để chơi với anh lắm…

3. Xem video về hình thành em bé

 

Mình cho Vẹt xem video về sự hình thành em bé “Chú tinh trùng Willy”, trên mạng có bản vietsub, mình có lồng tiếng vào vì Vẹt chưa biết đọc, bạn nào cần mình gửi video bản lồng tiếng cho.

 

Bản vietsub: [https://youtu.be/Z2dhMIbNW5o](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutu.be%2FZ2dhMIbNW5o%3Ffbclid%3DIwAR1F9A0sLRIy0JoTb69CqUJcXv7_koYzs7pm6l8Bh4RhyiNWGel2o3_5pcE&h=AT1KPTyG6BkdEfAm2ehFjS52WIk4iBsmImEE4D7fA7QsZn4Cz16knG_3OH3qAP8GEtNTQx8eQmOKDJJMnP2Oarxe0i72wKqBOqk-U4Vp21XYz6UgigBe20vj0ArlsFdSIWOVfAvKrlEtjuUiQLLL&__tn__=-UK*F)

 

Ngoài ra mình xem video về quá trình thụ tinh ở đây, lồng tiếng Việt:
[https://www.facebook.com/BenhvienTuDu2015/videos/348184522509050/](https://www.facebook.com/BenhvienTuDu2015/videos/348184522509050/?__tn__=-UK*F)

 

4. Chuẩn bị về những “rắc rối” một em bé có thể mang lại

 

Như mình đã nói, Vẹt rất hào hứng và nghĩ viễn cảnh có em màu hồng: có người chơi cùng, làm việc nhà hộ…. Mình phải chuẩn bị cho bạn khỏi sốc tâm lý bằng cách thủ thỉ rằng vừa đẻ ra thì em chưa biết nói chuyện, chưa biết chơi cùng nên phải đợi em một thời gian. Ngoài ra, em có thể sẽ khóc nhiều khiến con thấy phiền, sẽ khiến mẹ phải dành nhiều thời gian cho em mà ít thời gian cho con hơn vì em chưa tự ăn, tự tắm, mặc quần áo, vệ sinh… được, lớn một tí có thể sẽ phá ngang khi con đang chơi vì tò mò, ví dụ con lắp 1 công trình lego sắp xong thì em ném vèo 1 cái… Ôi may sao Vẹt là đứa lạc quan và dễ tính, khi mẹ hỏi con sẽ làm thế nào, bạn toàn bảo con sẽ vào phòng con đóng cửa lại k cho em vào, xây cái khác, tự chơi hoặc tô màu, thi thoảng mới bảo con nhốt em lại kệ em khóc.

 

5. Cùng con đọc sách về nuôi dạy một em bé

 

Mình thi thoảng đọc sách trong khi Vẹt làm gì đó (tô màu, cắt dán…) bạn sẽ lê la đến xem mẹ đọc gì. Mình đọc cho Vẹt nghe đoạn mình đang đọc, chọn đoạn phù hợp như lí do bé khóc, cách trấn an bé, nếp sinh hoạt easy… Mấy cuốn Nuôi con k phải cuộc chiến còn có tranh minh hoạ, mình giải thích cho Vẹt tranh nói gì. Nên bạn giờ cũng có kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh lắm, đi về tầm 8h toàn ngạc nhiên sao các em bé chưa đi ngủ đi, em bé phải ngủ từ 6-7 giờ chứ? Và bạn cũng chuẩn bị tâm lý một em bé có thể rắc rối và lắm chuyện đến thế nào, phải kiên nhẫn và bình tĩnh ra sao :))

 

6. Bù đắp tâm lý trước khi có em

 

Trước Vẹt ngủ riêng rồi, nhưng giờ mình cho ngủ chung lại với bố mẹ như một cách để bú đắp sự thiếu thốn thời gian sau này mà mình có thể phải dành cho Thóc, ít dành cho Vẹt hơn. Nhưng Vẹt vẫn vào giường trước từ 8h ngủ còn mình có thể vào ngủ lúc nào cũng được. Ngoài ra, hàng ngày mình đều dành gần như toàn thời gian cho Vẹt rồi, các mẹ khác đi làm có thể cân nhắc sắp xếp thế nào cho ổn.

 

Thi thoảng mình cũng gặp vài người bảo Vẹt là sẽ bị ra rìa, phải về với ông bà khi mẹ đẻ em. Mình đều nói thẳng trước mặt mọi người và Vẹt luôn là mẹ sẽ vẫn yêu thương cả 2 anh em như nhau và Vẹt sẽ vẫn ở cùng mẹ khi em ra đời. Nên giờ ai bảo Vẹt ra rìa Vẹt bảo k, mẹ vẫn yêu Vẹt và cả em nữa, Vẹt sẽ giúp mẹ trông em.

 

7. Chuẩn bị đồ cho em cùng mẹ

 

Vẹt cùng mình mua đồ cho Thóc, mình may thảm xúc giác bạn cũng dùng kim may 1 thảm khác (dù rất loạn xị ngậu nhưng hào hứng tìm các chất liệu cho em sờ), mình may treo nôi thì vẽ hình cho bạn cắt còn mình may. 2 mẹ con làm cờ tam giác “Welcome to the world” để chào đón em Thóc nữa.

 

Vẹt cũng khám phá hết sách và đồ dùng mua cho em, chơi hào hứng nhiệt tình và dành việc sau này chơi cùng em, đọc sách cho em nghe.

 

8. Chuẩn bị phân chia thời gian cho bạn lớn sau khi có em

 

Cái này là mình tự chuẩn bị thôi nhưng tiện thì nói luôn.Mình nhớ một chị bạn mình có nói khi có con bé thì thường mọi người sẽ ưu tiên thời gian cho em bé hơn nhưng thực ra nên ưu tiên thời gian cho bạn lớn hơn vì các em bé sẽ thích bắt chước anh chị, anh chị ổn thì em cũng học tập theo. Vì thế mình sắp xếp để Thóc ra ngoài và ngủ ngoài trời từ lúc khoảng 15 ngày tuổi để thời gian đó là mình đưa Vẹt đi chơi, cho Thóc ngủ sớm để có thời gian đọc truyện và tỉ tê với Vẹt, nương theo Thóc chứ không cứng nhắn rèn luyện gì để mình thoải mái và vui vẻ…. Dù Vẹt có sang chấn tâm lí tí tẹo hồi mình mới sinh 1-2 tháng đầu nhưng mọi chuyện cũng dần về quỹ đạo.

Bài viết liên quan

Định kiến giới ở trẻ

“Con trai mà nhát cáy, khóc cái gì!” “Con gái mà nghịch hơn con trai.” “Thôi mình con trai mình nhường con gái!” “Con trai

Về Tổ Líu Lo

Tổ Líu Lo là kênh thông tin về sách và đọc sách cho trẻ.

Những review và chia sẻ của chúng mình hi vọng sẽ hữu ích để bố mẹ có thể tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhất, gợi ý  đọc sách hiệu quả và vui vẻ nhất để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho bé.

Theo dõi Tổ

Nhận những bài viết mới nhất của Tổ gửi qua email hàng tuần

Chia sẻ bài viết này

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest