Mình bắt đầu chú ý đến khái niệm “giáo dục khai phóng” từ hồi trường Fulbright Việt Nam mới thành lập. Lúc ấy mình chỉ mang máng hiểu nó là giáo dục đại học kiểu Mỹ, con mình đang ở mầm non nên cũng không quan tâm lắm.
Sau đó trong 1 post của 1 hiệu trưởng hệ thống trường liên cấp có nhắc đến giáo dục khai phóng, mình mới ngạc nhiên là nó là có thể áp dụng từ tiểu học sao, nên mình đọc cuốn sách này để hiểu hơn về các quan điểm giáo dục khác nhau, nhất là quan điểm mới, có vẻ hay ho.
Và mình hiểu ra mấy điều sau về giáo dục khai phóng:
Giáo dục khai phóng như trong cuốn sách này thì dường như chỉ áp dụng cho cấp đại học, dùng cho các cấp học khác có vẻ k hợp lý với nội dung của giáo dục khai phóng.
Giáo dục khai phóng định nghĩa là giáo dục con người tự do, con người toàn diện, có khả năng tư duy… nhưng nó quá chung chung và khó phân biệt với các quan điểm giáo dục khác nên mình chỉ nói đến sự khác biệt đặc trưng của nó thôi nhé!
Giáo dục kỹ năng là giáo dục kiểu dạy nghề ở trường đại học hiện nay, ví dụ kĩ sư thì đào tạo chủ yếu về kĩ năng nghề nghiệp kĩ sư, bác sĩ thì chủ yếu là về kĩ năng nghề bác sĩ như chẩn bệnh, cách chữa trị… Đây là cách giáo dục đang phổ biến ở Việt Nam.
Trong khi đó, giáo dục khai phóng cho rằng, để làm bất kì 1 nghề nào tốt thì cần khả năng tư duy và nền tảng kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nhân văn. Giáo dục khai phóng đặt trọng tâm vào giáo dục nhân văn, bao gồm ngôn ngữ, âm nhạc, lịch sử… (những môn đang khá bị thờ ơ ở Việt Nam). Vì vậy, một kĩ sư hay bác sĩ trong trường khai phóng sẽ học cả những môn như âm nhạc, nghệ thuật… và dành phần nhiều thời gian cho những môn này hơn là những kỹ năng nghề nghiệp cụ thể như chẩn bệnh, chữa trị hay cấu tạo sản phẩm… Giáo dục khai phóng k đào tạo ra một bác sĩ, 1 kĩ sư mà là 1 bác sĩ giỏi, 1 kĩ sư giỏi.
Như dẫn lời Steve Jobs và Mark, 1 chiếc iphone là kết hợp của công nghệ và nghệ thuật, facebook là công nghệ và tâm lý. Công nghệ chỉ là ½ sự thành công của các sản phẩm này và k ai muốn sống trong 1 xã hội công nghệ do những người vô cảm điều hành. Kĩ năng nghề nghiệp chỉ là điều kiện cần, là bước đầu tiên để chúng ta bắt đầu thuận lợi 1 công việc nhưng để đi xa hơn thì cần nền tảng kiến thức rộng, nhất là về nhân văn, khả năng tư duy giải quyết vấn đề của giáo dục khai phóng. Theo quan điểm của những người theo giáo dục khai phóng, một bác sĩ mà k được học về tâm lý, về nghệ thuật sẽ là những bác sĩ “vô hồn”. Chữa trị và kĩ thuật chỉ là ½ công việc của bác sĩ, ½ còn lại chính là giúp bệnh nhân hiểu, hợp tác và có niềm tin, động lực, vui vẻ trong quá trình chữa bệnh. Mà ½ đó chính là cái giáo dục khai phóng sẽ cung cấp cho họ.
Như mô hình của Fulbright Việt Nam là dành 2 năm học các môn khai phóng để tạo 1 cái nền cơ bản sau đó sinh viên mới chọn chuyên ngành và học sâu về chuyên ngành. Theo mình hiểu đây cũng là sự biến đổi và phát triển của giáo dục khai phóng khi nó kết hợp với giáo dục kĩ thuật còn giáo dục khai phóng truyền thống là chỉ học các môn nhân văn, người học sẽ k học bất kì kĩ năng công việc cụ thể nào. Họ sẽ ra trường với tấm bằng chung chung như tâm lý học, chính trị học…
Quan điểm giáo dục khai phóng khá phù hợp với thời đại biến đổi nhanh như hiện nay khi mà nhiều công việc sẽ biến mất trong tương lai. Những công việc mà máy tính khó làm thay nhất là những việc liên quan đến giáo dục khai phóng như giao tiếp, tâm lý, nghệ thuật…
Không chỉ vậy, việc nhiều công việc biến mất đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ phải thay đổi công việc. Nếu bạn chỉ có kĩ năng cho công việc đó, bạn sẽ chật vật khi tìm 1 công việc mới. Giáo dục khai phóng cung cấp nền tảng kiến thức rộng và khả năng tư duy nên sẽ dễ dàng để tìm và thích nghi với công việc mới hơn. Như quan điểm của nó là chuẩn bị cho người học làm công việc thứ 6 chứ k phải công việc đầu tiên của họ.
Nhìn chung đây là mấy điểm nổi bật mà mình thấy đặc trưng của giáo dục khai phóng. Quan điểm giáo dục khai phóng là một quan điểm rất hay, rất lạ mà chưa chắc nhiều người đã đồng tình nhưng mình thì thấy rất thích. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam rất ít trường áp dụng mô hình này, theo mình biết hiện tại chỉ có Fullbright. Hi vọng trong tương lai mô hình này sẽ phổ biến hơn
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về giáo dục khai phóng thì nên đọc cuốn sách này nhé. Hiện tại mình chưa tìm ra cuốn khác nữa nói về quan điểm giáo dục này, nếu bạn biết thì chia sẻ với mình nhé, mình cảm ơn.