3 chiến lược để sống sót trong hành trình nuôi con :))

 

Thú thật là mình đọc rất nhiều sách nuôi dạy con nhưng rất nhiều lúc mình nghi ngờ các tác giả sách chưa trải nghiệm hết cung bậc làm cha mẹ nên chỉ muốn quẳng hết sách vở đi. Ví dụ như hôm qua là combo mất xe đạp mà k biết mất ở đâu + mất đôi dép thứ 3 trong vòng 2 tháng + bộ đồ bơi vừa mua học được 1 buổi làm mình muốn bốc hoả. Và để sống sót qua nhiều thời điểm gay cấn, đây là 3 chiến lược của mình:

1. Pollyana: may mà chuyện k tệ hơn
Đây là chiến lược của cô bé lạc quan Pollyana trong bộ truyện cùng tên. Mỗi khi có 1 sự xui xẻo, Pollyana lại cảm ơn vì chuyện xui hơn k xảy ra, ví dụ cô bé chỉ bị gãy chân chứ chưa mất mạng. Cái lạc quan này thật sự là cần nhiều nỗ lực nhưng hiệu quả, cả với lũ trẻ. Ví dụ khi con mình bị ngã, sau khi chia sẻ cảm xúc đau đớn và cho nó khóc một lúc, mình bảo may quá chỉ bị chảy máu chứ chưa gãy mất cái răng nào. Chiến lược này hiệu quả 100%, con mình cũng nín khóc và cảm thấy đúng là may thật.

Thế nên mình đành an ủi, may quá cái xe cũng cũ rồi, đi 3 năm rồi chứ mới mua mà mất thì chắc đau khổ gấp bội.

2. Chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất
Khi mình lo lắng điều gì, nghi ngờ có vẻ mất cái gì, mình trấn an bản thân bằng cách hỏi: thế tệ nhất là chuyện gì sẽ đến và mình phải xử lí thế nào? Ví dụ khi nghi ngờ, dù yêu cầu con đi tìm xe khắp hầm và ở trường, mình đang bốc hoả vẫn phải nghĩ đến trường hợp tệ nhất là mất xe rồi. Thế nên khi mất xe thật, mình đỡ bị sốc hơn và con mình tránh được 1 trận hoả hoạn từ mẹ.

Ngược lại, nếu lỡ tìm thấy, như bộ quần áo bơi, mình vui như tự nhiên nhặt được 1 bộ mới vì đã chấp nhận là mất rồi.

Trong cuốn “Nuôi dạy đứa trẻ tự chủ” nói rằng người ta stress vì cảm thấy mình k kiểm soát được tình hình, k thể làm gì đó để thay đổi, can thiệp. Mình nghĩ chiến lược này hiệu quả vì nó cho mình cảm giác mình kiểm soát được tình hình và cảm xúc của mình. Tình huống vẫn thế, chỉ là cảm giác của mình đã khác đi, có chút tự hào vì mình kiểm soát được tình hình.

3. Con sẽ không như thế mãi mãi
Vẹt nhà mình chính xác là 1 đứa mộng mơ, đãng trí kèm hay quên. Nó có thể thức dậy khóc lóc sướt mướt vì muộn học rồi, mình an ủi chán chê hứa hẹn xin cô cho con đi học muộn để k bị mắng nó mới chịu vào phòng thay quần áo sau hơn 10p nức nở dù đã muộn. Rồi 5p sau, k thấy nó đâu, mình ngó vào thấy nó đang ôm cuốn truyện tranh nằm đọc ngon lành. Mình gọi, nó lại bù lu bù loa lên khóc và cơn lũ cảm xúc là nó k thể nín khóc để mặc quần áo và đi học được.

Rồi quên đủ thứ, làm gì đó mất cả tiếng với hàng chục lần nhắc vì như thể sau 1s xao nhãng nó quên tiệt mình đang làm gì, làm gì xong hay chưa xong cũng quên luôn thu dọn….

Hồi đầu mình lo lắng lắm, con mình cứ lơ ngơ, bừa bộn, thiếu trách nhiệm thế này thì sau này ra sao. Nhưng giờ mình tự trấn an mình, con mình mới 8 tuổi, suốt thời học sinh gọi mình dậy đi học buổi sáng là nỗi ám ảnh với cả nhà mà giờ đây, mỗi sáng mình có thể tự dậy từ 5h để đi chạy 1 vòng hồ đấy thôi. K có gì là mãi mãi cả, vấn đề này ở con lúc 8 tuổi chưa chắc vẫn tồn tại đến khi nó 10 tuổi hay 18, 28 tuổi. Mà dù có tồn tại thì thôi k ai hoàn hảo cả, nỗ lực tìm nhiều cách mà k thay đổi được thì đành chấp nhận chứ cứ giằng co với nhau mãi thì có khi phá huỷ cả mối quan hệ mẹ con, cả 2 đều ám ảnh. Nhìn rộng ra, con mình vẫn còn bao ưu điểm khác mà, đúng k, sao cứ xoáy mãi vào cái tính mộng mơ của nó?

Cuối cùng, dù nhận ra và thực hành 3 chiến lược này cộng với vô vàn kiến thức khác từ sách, mình vẫn gần như bốc hoả hàng ngày vì có những lúc mình đang xuống tinh thần, có những combo k thể ngờ được… Cho nên mọi chiến lược, cũng chỉ là tương đối thôi, chỉ có chuẩn bị tinh thần là lũ trẻ luôn có thể khiến chúng ta yêu đến lịm tim và tức đến bốc khói để tiếp tục trải nghiệm hành trình liên tục lên thiên đường rồi xuống hố sâu này thôi 😛

Bài viết liên quan

Định kiến giới ở trẻ

“Con trai mà nhát cáy, khóc cái gì!” “Con gái mà nghịch hơn con trai.” “Thôi mình con trai mình nhường con gái!” “Con trai

Về Tổ Líu Lo

Tổ Líu Lo là kênh thông tin về sách và đọc sách cho trẻ.

Những review và chia sẻ của chúng mình hi vọng sẽ hữu ích để bố mẹ có thể tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhất, gợi ý  đọc sách hiệu quả và vui vẻ nhất để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho bé.

Theo dõi Tổ

Nhận những bài viết mới nhất của Tổ gửi qua email hàng tuần

Chia sẻ bài viết này

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest